Sức khỏe - Làm đẹp

Tổng hợp những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Nấc cụt là một hiện tượng thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu và nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Dưới đây là tổng hợp những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Tóm tắt nội dung

1. Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những trẻ được 3 tháng tuổi và hiện tượng này sẽ giảm dần sau 1 tuổi. Do giai đoạn dưới 1 tuổi, sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành, làm khí hít vào bị ngưng đột ngột, thanh môn bất ngờ đóng kín lại.

Nấc cụt thường xảy ra với tần suất từ 4 đến 60 lần trong một phút. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể ngủ, mà không bị quấy rầy. Bên cạnh đó, nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.


Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ

2. Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt như:

  • Khi trẻ bú quá no hay nuốt nhiều không khí nhất là sau bú bình. Nếu trẻ bú bình không đúng cách sẽ khiến bé nuốt phải một lượng khí lớn vào dạ dày. Khi lượng không khí đạt đến mức quá cao sẽ gây kích thích lên cơ hoành co thắt và tạo thành tiếng nấc.
  • Trào ngược dạ dày: Hiện tượng nấc ở trẻ có thể là do axit trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản. Đây là nguyên nhân phổ biến gây nấc cụt vì cơ quan tiêu hóa của dạ dày chưa được hoàn thiện.
  • Nhiệt độ thay đổi: Khi nền nhiệt thay đổi đột ngột, không khí vào phổi sẽ khiến bé lạnh, gây nấc. Trường hợp này, cha mẹ chỉ cần giữ cho bé ấm mỗi khi trời trở lạnh, giao mùa.
  • Dị ứng: Có nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng với sữa công thức hoặc sữa mẹ, do đó dẫn đến tình trạng viêm thực quản khiến bé bị nấc cụt.


Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt

➤ Xem thêm: Tìm hiểu một số cách chữa trẻ khó ngủ về đêm đơn giản và hiệu quả

Một số cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Nấc cụt ở trẻ không nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được chữa sớm trẻ sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, nôn, thở dốc hay quấy khóc. Để giúp bé dứt cơn nấc, các mẹ hãy tham khảo những cách dưới đây.

Cho trẻ uống nước hoặc bú sữa

Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy cho bú ngay khi nấc. Nếu trẻ đã bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ cho bé uống từng miếng nước nhỏ. Khi bé lớn hơn, bạn có thể cho uống nhiều ngụm nước nhỏ, chỉ cho bé cách thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối. Đây là một chữa nấc ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả.

Dùng ngón tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi

Khi trẻ bị nấc, bạn hãy dùng hai ngón trỏ bịt chặt 2 lỗ tai bé trong khoảng nửa phút rồi thả ra. Hoặc cũng có thể dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong khoảng 2-3 giây, sau đó nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần. Cách này làm cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại và giúp làm ngừng cơn nấc.

Vỗ nhẹ lưng cho bé

Có một cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh khá đơn giản đó là bạn hãy chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Lưu ý, mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách làm này sẽ giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.

Hoặc bạn cũng có thể massage nhẹ nhàng lưng sẽ giúp bé thả lỏng các cơ, gân, từ đó cơ hoành cũng được thư giãn. Mẹ hãy massage cho bé trong vài phút, theo hướng thẳng đứng từ dưới lên trên vai.

Cho bé ăn đường

Cha mẹ có thể chữa nấc cho trẻ sơ sinh bằng cách lấy 1 ít đường đặt lên lưỡi của bé. Vị ngọt của đường sẽ giúp đánh lừa hệ thần kinh thực quản và  ngăn chặn chúng co thắt, từ đó bé thoát khỏi cơn nấc. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng cho các trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên.

Làm cho bé khóc để hết nấc

Bé khóc khi nấc, các dây thần kinh thực quản sẽ giãn ra, từ đó sẽ loại bỏ được những cơn co thắt ở cơ hoành và các cơn nấc cụt sẽ biến mất. Do đó, mẹ có thể tác động làm bé khóc để giúp bé hết nấc cụt nhanh.

Thay đổi tư thế bú của bé

Nếu trẻ bị nấc sau mỗi lần bú bình, mẹ có thể đổi tư thế bú cho trẻ để hạn chế lượng không khí bé nuốt vào. Bạn hãy dốc ngược bình sữa để kiểm tra núm vú có bị thủng không vì đó có thể là nguyên nhân khiến không khí tràn vào nhiều hơn.


Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Gãi lên môi và tai bé

Khi bé bị nấc cụt, bạn hãy dùng ngon tay gãi nhẹ lên môi hoặc phần mang tai của bé trong khoảng 1 – 2 phút. Khi thực hiện mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh này, các cơn nấc cụt sẽ chấm dứt ngay sau đó.

Dùng hạt cây hồi chữa nấc trẻ sơ sinh

Cách này thường áp dụng cho trẻ lớn, bạn chỉ cần cho 1 ít hạt hồi vào chén nước sôi và ngâm trong khoảng 15 phút đến khi nước nguội thì cho bé uống. Sau khi uống, bé sẽ hết nấc.

Cho bé ngậm núm vú giả

Khi trẻ bị nấc, bạn có thể cho bé ngậm núm vú giả. Cách làm này sẽ giúp cơ hoành của bé được thư giãn, giảm và chấm dứt các cơn nấc.

Làm bé xao nhãng

Nếu bé không tập trung vào cơn nấc nữa thì nó có thể tự biến mất. Do đó, bạn có thể khiến bé phân tâm bằng cách đưa cho đồ chơi hoặc chơi ú òa cùng với bé. Khi chơi đùa, bé sẽ quên đi cơn nấc và nó sẽ tự biến mất sau đó. Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này hiệu quả nhanh và không gây hại cho bé mẹ nên vận dụng.

Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ

Khi bé bú quá nhiều sữa, bụng bé sẽ bị phồng lên và gây áp lực lên cơ hoành dẫn đến nấc cụt. Chính vì vậy, mẹ nên chia nhỏ cữ bú để tránh bé ăn quá no một lúc. Cách này sẽ hạn chế được tình trạng bé bị nấc cụt khi ăn.

3. Những điều cần lưu ý khi chữa nấc cho bé

Khi trẻ bị nấc cụt, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bé có thể tự ngừng các cơn nấc không cần sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bé bị nấc trong thời gian dài, cha mẹ cần áp dụng các cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh ngay hoặc đưa bé tới bệnh viện.
  • Nếu đã áp dụng phương pháp chữa nấc thông thường mà bé vẫn không khỏi, mẹ nên ngừng cho bé bú để tránh bé bị nôn ói nhiều. Nếu trẻ nấc và đi kèm nôn ói liên tục là vấn đề nghiêm trọng của dạ dày nên cần được thăm khám kịp thời.
  • Để giảm các cơn nấc, bạn không nên cho trẻ ăn khi bé bị đói quá, cũng không nên cho ăn hoặc bú quá no. Khi cho bé bú bằng bình, bạn không nên để bé bú quá nhanh làm dạ dày dãn nhiều hơi. Sau khi ăn, bạn nên bế trẻ đầu cao khoảng 10 phút.
  • Nếu bé bị nấc kéo dài, bạn có thể cắt cơn nấc bằng cách cho bé uống một vài thìa nước hay bú mẹ, bế bé đứng thẳng đỡ đầu và lưng bé. Sau đó, bạn hãy vuốt lưng hoặc vỗ nhẹ để bé ợ hơi, cũng có thể dùng ngón tay ấn cùng lúc vào 2 nắp tai trẻ vài phút.

Trên đây là một số cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh mà bạn có thể áp dụng tại nhà trong trường hợp bé bị nấc cụt.

Tổng hợp

Facebook Comments
Rate this post
gioneemobile

Share
Published by
gioneemobile

Recent Posts

Sinh viên học Cao đẳng Điều dưỡng ra làm gì?

Học Cao đẳng Điều dưỡng ra làm gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều…

6 tháng ago

Lộ Bàng Thổ Là Gì? Tìm Hiểu Từ A-Z Về Mệnh Lộ Bàng Thổ

Nếu bạn muốn biết Lộ Bàng Thổ là gì, sinh năm nào thuộc mệnh này,…

1 năm ago

Các trường đào tạo Ngôn ngữ Anh ở TPHCM. Có nên học Cao đẳng Ngôn ngữ Anh?

Nhiều thí sinh quan tâm đến ngành Ngôn ngữ Anh có băn khoăn tìm các…

2 năm ago

Top các ứng dụng xóa quần áo trên ảnh chân thật nhất

Ứng dụng xóa quần áo trên ảnh là một ứng dụng cho phép người dùng…

2 năm ago

Ứng dụng Url là gì? Cấu trúc của Url như thế nào?

URL là một thuật ngữ không còn xa lạ với người dùng internet. Nhưng chính…

2 năm ago

ứng dụng Ulike là gì? Cách tải Ulike trên điện thoại

Ulike là ứng dụng chụp ảnh phổ biến nhất hiện nay, với nhiều chế độ…

2 năm ago