Dược y học cổ truyền ở nước ta hiện nay ra sao? Y học cổ truyền có dễ xin việc không? là những thắc mắc của nhiều bạn trẻ khi có mong muốn theo học ngành này. Hãy tham khảo thông tin chia sẻ qua bài viết dưới đây hiểu rõ hơn về ngành Y học cổ truyền nhé.
Tóm tắt nội dung
Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông y) là nền y học dựa trên nền tảng Âm Dương – Ngũ Hành để phân biệt với Tây y (y học hiện đại từ phương Tây). Y học cổ truyền thuật ngữ dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa. Việc điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền chính là điều chỉnh sao cho Âm Dương – Ngũ Hành cân bằng, từ đó làm cho cơ thể trở nên khỏe mạnh. Đông y dựa trên Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh. Tây y dựa trên các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh thì Y học cổ truyền chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố Âm Dương, Ngũ Hành.
Dược y học cổ truyền ở nước ta phát triển thế nào?
Ngoài ngành Y Dược hiện đại, ngành Y học cổ truyền cũng được nhiều thí sinh quan tâm theo học. Y học cổ truyền có vị thế và vai trò quan trọng được các nước trên thế giới công nhận. Qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ, Y học cổ truyền được sử dụng nhiều không chỉ ở châu Á, nhiều nước Âu, Mỹ. Y học cổ truyền sử dụng các phương pháp điều trị của y học cổ truyền để chữa trị và nâng cao sức khỏe.
Nghề bác sĩ Y học cổ truyền đang được xem là một trong những nghề có tương lai và nguồn thu nhập ổn định. Nắm bắt được xu hướng này, nhiều thí sinh đã lựa chọn học Y học cổ truyền để theo học đại học, cao đẳng, trung cấp y học cổ truyền tại Cao đẳng y dược TPHCM.
Y học cổ truyền là ngành học an toàn vì những phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán cho bệnh nhân trong Y học cổ truyền có tính an toàn rất cao. Y học cổ truyền chủ yếu sử dụng những nguyên liệu lấy từ thiên nhiên như quả, hoa, thân cây, rễ cây, lá cây. Thường không có độc tính và tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như Tam thất, Bách hợp, Thông đỏ, sâm Ngọc Linh… Theo Viện Dược liệu ghi nhận 75 loại khoáng vật dùng làm thuốc, trên 5.000 loài thực vật và nấm. Quá trình chế biến thuốc cũng rất truyền thống và thủ công.
Y học cổ truyền thi khối gì?
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở rộng các khối thi thành nhiều tổ hợp môn xét tuyển khác nhau trong quy chế tuyển đại học, cao đẳng. Theo đó, Bộ nhằm tạo điều kiện cho thí sinh lựa chọn các môn thi và có cơ hội trúng tuyển cao. Y học cổ truyền tại các trường đại học xét tuyển bằng các tổ hợp môn sau:
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
Các trường đại học, cao đẳng sẽ áp dụng các phương thức khác nhau mà xét tuyển thí sinh theo đề án tuyển sinh của trường. Riêng một số trường phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia được áp dụng nhiều nhất, có áp dụng thêm phương thức xét tuyển dựa vào điểm học bạ THPT mở thêm cơ hội lựa chọn cho những thí sinh có năng lực học tập tốt.
Dựa vào những tổ hợp môn này, tùy vào học lực của bản thân mà các thí sinh lựa chọn tổ hợp môn thi phù hợp. Bạn cũng cần tìm hiểu các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Y học cổ truyền phù hợp với năng lực của bản thân.
Y học cổ truyền học những gì?
Ngành Y học cổ truyền hay còn gọi là Đông y, cách chữa bệnh bằng Y học cổ truyền chính hiện nay được nhiều nước áp dụng. Y học cổ truyền là sự cân bằng Âm dương – Ngũ hành, từ đó giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.
Trong quá trình đào tạo, sinh viên ngành Y học cổ truyền sẽ được đào tạo chuyên sâu về những kiến thức như: Dược học cổ truyền, Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền, Thực vật dược, Dược lâm sàng, Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm); Dưỡng sinh (Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng); Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…) Chế biến dược liệu. Sinh viên cũng được đào tạo dùng các phương pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, thuốc nam, thuốc bắc.
Sinh viên ngành Y học cổ truyền sẽ được đào tạo những kiến thức về y học cổ truyền bao gồm: Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học, chẩn đoán & điều trị bệnh theo phương pháp y học cổ truyền, chữa bệnh bằng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, châm tê, thủy châm, điện châm. Những kiến thức cụ thể về bệnh học như phụ sản, nhi cũng nằm trong chương trình đào tạo ngành Y học cổ truyền. Ngoài ra, khi theo học ngành này, các bạn cũng sẽ học về đạo đức nghề nghiệp.
Y học cổ truyền học mấy năm?
Ngành Y học cổ truyền có thời gian đào tạo là 6 năm đối với hệ đại học. Chương trình học của ngành Y học cổ truyền khá nặng vì có nhiều môn học có thời lượng học tập dài hơn. Sinh viên ngành này cũng được học các môn giải phẫu sinh lý, môn học bệnh học y học hiện đại.
Còn đối các trường học trung cấp Y học cổ truyền sẽ có thời gian đào tạo ngắn hơn từ 1 đến 3 năm. Cụ thể như sau:
- Thời gian học là 3 năm với đối tượng đã tốt nghiệp THCS.
- Thời gian học 2 năm với đối tượng đã tốt nghiệp THPT hoặc BTVH.
- Học 10 tháng nếu học viên đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học thuộc nhóm ngành sức khỏe như Dược sĩ trung cấp, Y sỹ YHDP, Điều dưỡng, Y sỹ đa khoa, Hộ sinh trung cấp, Kỹ thuật viên xét nghiệm
Thời gian đào tạo có thể được rút ngắn vì học viên được miễn giảm các môn học đại cương khi đã học ở các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp nếu đủ điều kiện theo quy định của của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một số khó khăn khi theo học ngành Y học cổ truyền
Ngành Y học cổ truyền khi theo học cũng có khó khăn và thuận lợi.Về thuận lợi, Y học cổ truyền là ngành có tiềm năng lớn. Dự báo sau này sẽ là thế kỷ của thuốc dược bào chế từ thảo dược. Phương thức chủ yếu là dùng thảo dược của y học cổ truyền để điều trị cho người bệnh. Những sinh viên giỏi có nhiệt huyết sẽ có điều kiện phát huy khả năng hơn những sinh viên học ngành khác.
Tài liệu nghiên cứu dược y học cổ truyền ở nước ta còn rất ít
Tuy nhiên, về khó khăn thì ngành Y học cổ truyền nước ta còn hạn chế đặc biệt là tài liệu tham khảo bằng tiếng việt rất hiếm. Sinh viên sẽ ít có tài liệu để học và ẽ bị hạn chế về kiến thức khi không biết tiếng Trung và Tiếng Anh. Bởi vì hầu như Y học cổ truyền chẩn đoán và điều trị đều sử dụng từ ngữ Hán – Việt. Ngành Y học cổ truyền có rất nhiều cơ hội dễ tiến thân chính vì thế, người học cần có quyết tâm có tâm phát triển nghề nếu thực sự yêu nghề,
Học trung cấp Y học cổ truyền ở đâu?
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch là một địa chỉ mà các bạn trẻ có thể theo đuổi ước mơ học tập ngành Y học cổ truyền. Hiện trường có 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP. HCM thu hút đông đảo thí sinh khắp cả nước theo học. Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo hệ trung cấp là 2 năm. Theo học tại trường, sinh viên sẽ đào tạo để đáp ứng được những yêu cầu của ngành nghề. Người học sẽ có kiến thức về Y học cổ truyền các kỹ năng như bào chế thuốc, kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
Sau khi tốt nghiệp, các bạn học Y học cổ truyền có cơ hội làm việc trong các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có chuyên khoa Y học cổ truyền. Tham gia các hoạt động nghiên cứu lĩnh vực Y học cổ truyền. Hoặc có thể tự mở phòng khám và điều trị bệnh ngay tại nhà.
Cơ hội việc làm của Bác sĩ Y học cổ truyền có cao không?
Cơ hội việc làm y học cổ truyền được đánh giá cũng tương đương với các ngành khác. Y học cổ truyền ra trường có thể làm việc tại các bệnh viện Y học cổ truyền, của các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện làm việc tại các phòng khám tư nhân. Theo đánh giá của những chuyên gia, nhân lực ngành y học cổ truyền đang thiếu rất trầm trọng. Nếu tốt nghiệp loại khá giỏi bạn sẽ có cơ hội được ở lại các trường y khoa làm cán bộ giảng day. Ngoài ra, sinh viên của ngành cũng có thể tham gia công tác phòng bệnh, tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực Y học cổ truyền, phát hiện và xử lý bệnh cấp cứu tại phường xã, tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền.
Những năm gần đây, khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền ngày càng được áp dụng được nhiều người bệnh chọn lựa. Đây là phương pháp điều trị hữu hiệu cho nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, lực lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực này tại hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế còn khá mỏng.
Giải pháp về phát triển dược liệu và thuốc y học cổ truyền
– Xây dựng và bảo vệ nguồn quỹ gen về dược liệu.
– Hình thành các trung tâm dược liệu tại các vùng dược liệu
– Tổ chức khảo sát nghiên cứu điều tra sưu tầm thống kê các loại cây làm thuốcbảo vệ, tổ chức khai thác và tái sinh một cách hợp lý tránh khai thác bừa bãi làm mất cân bằng sinh thái nguồn dược liệu tự nhiên quý hiếm.
– Phát triển công tác nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, sản xuất thuốc từ dược liệu
– Đẩy mạnh việc trồng cây làm thuốc ở các cơ sở, bảo vệ nguồn quỹ gen dược liệu quý hiếm và tạo nguồn giống cây thuốc phục vụ cho công tác sản xuất thuốc.
– Quy hoạch vùng chuyên canh, xen canh cây con làm thuốc
– Việc nuôi trồng phải ưu tiên các loại cây có giá trị kinh tế cao, có nhu cầu sử dụng lớn
– Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc cho các cơ sở nuôi trồng dược liệu, tổ chức cung cấp đủ giống bảo đảm chất lượng
– Tư vấn và hướng dẫn cách thu hoạch và kỹ thuật bảo quản.
-Tư vấn về cách phòng và chữa bệnh cho cây thuốc
– Mở rộng mạng lưới cung cấp dược liệu đã bào chế với chất lượng cao
– Xây dựng khu công nghệ chuyên sơ chế, bào chế, sản xuất thuốc YHCT đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu.