Cùng với hệ học chính quy thì hệ học Văn bằng 2 ngành Luật cũng được nhiều học viên quan tâm. Đây là cơ hội để nâng cao kiến thức và mở rộng cơ hội việc làm. Dưới đây là một số vấn đề người học thường thắc mắc Văn bằng 2 Luật hệ vừa học vừa làm năm.
Tóm tắt nội dung
1. Văn bằng 2 Luật hệ vừa học vừa làm là gì?
Văn bằng 2 hệ vừa học vừa làm là loại hình đào tạo dành cho những người vừa đi học vừa đi làm để hoàn thiện kiến thức chuyên môn hoặc muốn học thêm một ngành khác với ngành mình đang làm.
Theo đó, Văn bằng 2 Luật hệ vừa học vừa làm là chương trình đào tạo áp dụng cho những người học đã có một văn bằng tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng, muốn học thêm Văn bằng ngành Luật để bổ sung kiến thức chuyên môn và mở rộng cơ hội việc làm
2. Tại sao nên học Văn bằng 2 Luật hệ vừa học vừa làm?
Tham gia hệ vừa học vừa làm ngành Luật giúp bạn rút ngắn được thời gian học: Học chính quy mất 4 năm, nhưng với hệ vừa học vừa làm chỉ mất 2 năm. Bên cạnh đó, bạn cũng có nhiều thời gian hơn để tích lũy kinh nghiệm và làm việc: ban ngày bạn vẫn đi làm bình thường vì hệ vừa học vừa làm sẽ tạo điều kiện cho các bạn và lịch khóa học thường áp dụng vào buổi tối.
Giá trị của bằng hệ vừa học vừa làm bằng cấp nhận được bạn vẫn có cơ hội tham gia thi cao học, cơ hội khi đi xin việc,…
Văn bằng hệ vừa học vừa làm vẫn có giá trị sử dụng như bằng chính quy. Theo TT số 05/2012/TT – BNV ngày 24/10/2012 quy định: “Các loại hình đào tạo đều có giá trị pháp lý như nhau”. Chính vì thế, học viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân hệ vừa học vừa làm có giá trị pháp lý tương đương so với các bằng chính quy khác. Đồng nghĩa với việc, những người sở hữu bằng liên thông hệ vừa học vừa làm hoàn toàn có cơ hội khi xin vào làm việc tại các Bộ ngành, doanh nghiệp nhà nước và học tiếp lên Thạc sĩ.
Như vậy với những bạn không có điều kiện để theo học chính quy thì vẫn có thể đăng ký cho mình học lấy văn bằng 2 hệ vừa học vừa làm.
3. Học Văn bằng 2 ngành Luật ra làm gì?
Theo đánh giá của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, cơ hội việc làm cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Luật rất lớn. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc tại những vị trí sau:
- Luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên
Đây là những nghề truyền thống và được nhiều người biết đến vì những nghề này đã ra đời từ rất lâu. Nếu bạn có ước mơ sẽ trở thành luật sư, kiểm sát viên hay thẩm phán thì bạn nên biết đôi điều về những nghề nghiệp này.
- Công chức nhà nước trong các Cơ quan nhà nước
Nếu bạn muốn làm nhân viên Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước thì bạn có thể lựa chọn con đường trở thành công chức. Hàng năm, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức các cuộc thi công chức nhằm lựa chọn nhân tài cho đất nước. Hiện nay, có rất nhiều cơ quan Nhà nước các cấp từ cấp cơ sở đến cấp trung ương đều có nhu cầu tuyển dụng hàng năm.
- Pháp chế doanh nghiệp
Trong nền kinh tế mở cửa hiện nay, rủi ro về pháp lý trong kinh doanh là rất lớn nếu các doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa. Chính vì thế, rất nhiều các doanh nghiệp có hẳn một phòng/ban pháp chế để tư vấn, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật, tránh những sai phạm có thể xảy ra.
- Công chứng viên
Công chứng viên cũng là một nghề cần có chứng chỉ hành nghề, tức là bạn cũng phải học một lớp đào tạo nghề công chứng, qua thời gian tập sự, qua kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự để được cấp chứng chỉ.
- Giảng viên luật
Nếu bạn yêu thích nghiên cứu pháp luật, thì trở thành giảng viên luật sẽ là lựa chọn phù hợp. Việc giảng dạy ngành Luật hiện nay mới chỉ được tổ chức ở một số trường đại học. Nhưng hầu hết, các trường đại học đều cần những giảng viên luật để dạy những bài giảng về pháp luật chung hay pháp luật về chuyên ngành cho những ngành không phải là Luật. Do đó, nhu cầu về giảng viên cũng ngày một tăng.
- Trợ giúp viên pháp lý
Trợ giúp viên pháp lý là những người được đào tạo về luật và có chức năng giúp đỡ, hỗ trợ những trường hợp cần được trợ giúp pháp luật. Công việc của trợ giúp viên pháp lý thường là tư vấn luật, hướng dẫn các đối tượng được trợ giúp thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính, hướng dẫn soạn thảo đơn từ, chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ…
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đảm nhận nhiều vị trí khác như chấp hành viên, Thư ký tòa án, Quản tài viên, Báo cáo viên pháp luật, Thư ký luật sư,…
>>> Tham khảo thêm Văn bằng 2 Sư phạm mầm non để tìm hiểu cơ hội việc làm của hệ đào tạo này.
Trên đây là một số vấn đề người học thường thắc mắc khi học Văn bằng 2 Luật hệ vừa học vừa làm. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.