OTA là gì trong điện thoại? Khi nào cần sử dụng OTA?

ota-la-gi-trong-dien-thoai

OTA là một thuật ngữ thường được nhắc đến trong lĩnh vực điện thoại và công nghệ đề cập đến quá trình truyền tải dữ liệu, cập nhật phần mềm mà không cần kết nối cáp. Cùng đọc bài để biết rõ hơn khái niệm OTA là gì trong điện thoại, OTA thường được sử dụng trong các trường hợp nào?

Tóm tắt nội dung

Khái niệm OTA là gì trong điện thoại?

OTA (Over-The-Air) trong điện thoại là thuật ngữ dùng để cập nhật hoặc truyền dữ liệu không dây, thường qua Wi-Fi hoặc mạng di động mà không cần kết nối vật lý như cáp USB. OTA giúp người dùng cập nhật phần mềm dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian mà không cần phải mang thiết bị đến trung tâm bảo hành.

OTA (Over-The-Air) mang lại nhiều ưu điểm quan trọng đối với điện thoại như cho phép cập nhật từ xa mà không cần kết nối với máy tính hay sử dụng dây cáp.  Ngoài ra, giúp người dùng cập nhật phần mềm và hệ điều hành một cách nhanh chóng và tiện lợi. OTA giúp quá trình nâng cấp trở nên dễ dàng hơn. người dùng có thể nhận các bản vá lỗi bảo mật đảm bảo thiết bị luôn hoạt động ổn định và an toàn.

Lợi ích chính của OTA là chỉ cần kết nối Wi-Fi hoặc dữ liệu di động, bạn có thể cập nhật phần mềm ở bất cứ đâu. Tức là bạn có thể cập nhật phần mềm, firmware hoặc nhận cấu hình từ xa chỉ cần kết nối Wi-Fi hoặc dữ liệu di động mà không cần cáp kết nối hay các thao tác phức tạp. Trước đây, để cập nhật phần mềm, người dùng thường phải kết nối điện thoại với máy tính bằng cáp USB và thực hiện các bước. Nhưng với OTA, bạn chỉ cần tải về trực tiếp qua Wi-Fi hoặc 4G/5G là bạn có thể cập nhật mà không cần thiết bị phụ trợ nào khác.

Nhờ OTA, bạn có thể cập nhật ngay tại nhà, không cần đến cửa hàng hay trung tâm bảo hành vì có thể cập nhật phần mềm trực tiếp qua Internet. Với OTA, bạn chỉ cần kết nối Wi-Fi hoặc dữ liệu di động, vào Cài đặt > Cập nhật phần mềm, tải về và cài đặt ngay trên điện thoại là được. Một số thiết bị còn cho phép cập nhật tự động khi có bản cập nhật mới. Quá trình cập nhật diễn ra ngay trên thiết bị, bạn chỉ cần khởi động lại máy sau khi hoàn tất.

Các bản cập nhật OTA thường do nhà sản xuất hoặc nhà mạng phát hành, giúp đảm bảo bảo mật và độ ổn định cho thiết bị của người dùng. Các bản cập nhật bảo mật thường xuyên được phát hành để để sửa lỗi và cải thiện hệ thống bảo mật của thiết bị. Nhà sản xuất như Apple, Samsung, Xiaomi thường tung ra các bản cập nhật OTA nhằm giúp điện thoại hoạt động ổn định hơn trong các môi trường khác nhau.

OTA không cần tải về từ máy tính hay thực hiện các bước phức tạp. Với OTA, điện thoại có thể tự động kiểm tra và tải bản cập nhật về từ máy chủ mà không cần máy tính. Người dùng chỉ cần nhấn xác nhận mà không cần thực hiện các bước cài đặt phức tạp. hỉ cần vào Cài đặt > Cập nhật phần mềm và nhấn “Tải về & Cài đặt” ngay trên điện thoại. Đặc biệt, việc cập nhật OTA thường diễn ra mượt mà, ít gây gián đoạn tiết kiệm thời gian và tối ưu trải nghiệm người dùng.

Nhà sản xuất có thể phát hành bản cập nhật cho nhiều thiết bị cùng lúc có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi khi có kết nối mạng.

ota-la-gi-trong-dien-thoai-1
Điện thoại có OTA sẽ không cần kết nối trực tiếp với máy tính hoặc thiết bị ngoại vi khác

Xem thêm: RUANY là số điện thoại gì? Có phải số lừa đảo không?

OTA thường được sử dụng trong các trường hợp nào?

  • OTA thường được sử dụng trong các tình huống cập nhật phần mềm phổ biến vì nó tiện lợi, nhanh chóng và không cần thiết bị phụ trợ. Dưới đây là những trường hợp chính khi OTA được sử dụng để cập nhật phần mềm:
  • Cập nhật hệ điều hành (OS Update): Android, iOS thường phát hành các bản cập nhật qua OTA giúp người dùng nâng cấp thiết bị. Đây là cách phổ biến nhất mà các hãng sử dụng để cung cấp bản cập nhật phần mềm cho điện thoại mà không cần cắm vào máy tính.
  • Cập nhật bản vá bảo mật (Security Updates) cải thiện hiệu suất cho điện thoại, smartwatch và các thiết bị IoT.
  • Cập nhật ứng dụng hệ thống và firmware cho phần cứng như camera, cảm biến vân tay, Wi-Fi, Bluetooth để tối ưu hóa hiệu suất.
  • Cấu hình mạng và tối ưu hóa dịch vụ nhà mạng cấu hình APN, 5G, VoLTE, MMS giúp điện thoại tự động kết nối với mạng di động một cách ổn định.
  • Cấu hình mạng từ xa nhà mạng có thể gửi thông tin cài đặt Internet, MMS hoặc các thông số khác đến điện thoại qua OTA.
  • Nhiều hãng điện thoại gửi cập nhật bảo mật thông qua OTA để bảo vệ người dùng trước các lỗ hổng bảo mật.
  • Cập nhật hệ thống trên xe hơi hoặc thiết bị IoT cũng dùng OTA để cập nhật phần mềm mà không cần kết nối vật lý.
ota-la-gi-trong-dien-thoai-2
OTA giúp người dùng dễ dàng cập nhật phần mềm, sửa lỗi và cải thiện hiệu suất thiết bị

Xem thêm: Điện thoại không có NFC thì phải làm sao?

Cách kiểm tra và cập nhật OTA trên điện thoại

Đối với Android:

  • Vào cài đặt → giới thiệu điện thoại → cập nhật phần mềm → kiểm tra bản cập nhật

Đối với iPhone:

  • Vào cài đặt → cài đặt chung → cập nhật phần mềm

Lưu ý khi cập nhật OTA

Khi cập nhật phần mềm qua OTA, người dùng cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo quá trình cập nhật thuận lợi. Thứ nhất, bạn cần kiểm tra dung lượng pin, nên để pin từ 50% trở lên hoặc cắm sạc trong suốt quá trình cập nhật để tránh bị gián đoạn. Thứ hai, hãy đảm bảo kết nối Wi-Fi ổn định thay vì dùng dữ liệu di động để tránh tốn nhiều dung lượng. Thứ ba, trước khi cập nhật bạn cần sao lưu hết những dữ liệu quan trọng để phòng trường hợp xảy ra lỗi. Thứ tư, trong quá trình cập nhật, không được tắt nguồn hoặc khởi động lại máy sẽ làm hỏng hệ thống. Cuối cùng sau khi cập nhật xong, nên kiểm tra lại các ứng dụng xem thiết bị đã hoạt động bình thường hay chưa.

Bài viết trên của Gioneemobile đã giải đáp cho bạn đọc được biết khái niệm OTA là gì trong điện thoại và khi nào cần sử dụng OTA. Việc tuân thủ các lưu ý trên sẽ giúp quá trình cập nhật diễn ra an toàn, người dùng sẽ tận dụng được tối đa lợi ích của OTA mà không gặp rủi ro.

Facebook Comments
Rate this post