Sức khỏe - Làm đẹp

Một số cách chữa trẻ khó ngủ về đêm hiệu quả

Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ có vai trò quan trọng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, ở một số trẻ lại có những biểu hiện khó ngủ hay quấy khóc về đêm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân và một số cách chữa trẻ khó ngủ về đêm.

Tóm tắt nội dung

1. Tìm hiểu giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Đối với trẻ em, giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ thông minh và có khả năng tập trung tốt hơn.

Đối với trẻ sơ sinh sẽ ngủ liên tục trong khoảng từ 16 – 18 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi ăn và khi vệ sinh. Khi lớn hơn, thời gian ngủ của trẻ sẽ giảm dần, nhưng cha mẹ vẫn cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ. Phụ huynh cần ghi nhớ số giờ ngủ của trẻ theo từng giai đoạn như sau:

  • Trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ cần ngủ khoảng 15 – 16 tiếng/ngày và chia thành 3 – 4 giấc. Ban ngày bé có thể ngủ 7 – 8 tiếng và ban đêm dài hơn 8-9 tiếng.
  • Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi: Trong giai đoạn này trẻ sẽ ngủ khoảng 15 tiếng/ngày. Bé thường ngủ 3 giấc. Giấc ngày khoảng 5 – 6 tiếng và giấc đêm có thể kéo dài 9 – 10 tiếng. Từ tháng thứ 4 trở đi, bé đã phân biệt rất rõ giữa đêm và ngày nên giấc đêm của bé sẽ dài và liền mạch hơn.
  • Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi: Lúc này, trẻ sẽ ngủ khoảng 14-15 tiếng/ngày. Đến đêm bé đã ngủ được 10-11 tiếng.
  • Trẻ 9  – 12 tháng tuổi: Giai đoạn này số giờ ngủ chỉ còn khoảng 14 tiếng/ngày. Bé ngủ 2 giấc (tầm 3 – 4 tiếng). Giờ ngủ đêm của bé đã kéo dài tới 11 tiếng đồng hồ.

Ngoài ra, trẻ từ 3 – 10 tuổi sẽ ngủ khoảng  10 – 12 tiếng/ ngày. Trẻ từ 10 tuổi trở lên sẽ ngủ bằng với giấc ngủ của người lớn, mỗi ngày khoảng 8 tiếng.


Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân trẻ khó ngủ về đêm

Tình trạng rối loạn giấc ngủ và có biểu hiện là trẻ khó ngủ vào ban đêm, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc, tỉnh dậy nhiều lần trong đêm. Nếu hiện tượng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn và chậm phát triển. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và từ đó có cách chữa trẻ khó ngủ về đêm.

Thần kinh trẻ bị kích động

Đối với trẻ nhỏ, hệ thống thần kinh của bé chưa được hoàn thiện nên sẽ rất dễ bị kích động bởi các yếu tố từ các môi trường bên ngoài như nhiệt độ phòng, tiếng ồn, ánh sáng, côn trùng… Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ, khiến trẻ khó ngủ, giật mình hoặc thường xuyên quấy khóc.

Ăn quá no hoặc quá đói trước giờ đi ngủ

Nếu trước giờ đi ngủ trẻ ăn quá no hoặc quá đói cũng sẽ khiến trẻ khó vào giấc ngủ. Khi trẻ ăn quá no có thể sẽ gặp các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, trào ngược thực quản hay nôn trớ… Hoặc nếu trẻ quá đói thì trẻ thức khó và dậy đòi bú.

Thiếu hụt  dinh dưỡng

Việc không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.  Đặc biệt, khi thiếu trẻ bị hụt canxi thì các chất dẫn truyền đến dây thần kinh bị cản trở và hoạt động bị kém dần đi. Chính điều này là một trong những nguyên nhân khiến giấc ngủ của trẻ trở nên khó ngủ.

Bên cạnh đó, nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ có nhiều loại thực phẩm chứa đường ngọt sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn. Bởi đường là tác nhân gây ra các kích thích đối với não bộ từ đó khiến trẻ dễ bị trằn trọc và còn khiến trẻ dễ bị gặp ác mộng hoặc cảm thấy mệt mỏi khi tỉnh dậy.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ khó ngủ vào ban đêm

➤ Xem thêm: Một số mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ hiệu quả

3. Một số cách chữa trẻ khó ngủ về đêm

Tạo thói quen ngủ theo đúng giờ giấc

Cha mẹ nên tạo thói quen cho trẻ đi ngủ từ 9 giờ tối và thức giấc sớm và sáng hôm sau. Ban ngày, bạn không cần cho trẻ ngủ quá nhiều hoặc kéo dài giấc ngủ. Duy trì thói quen này trong một thời gian dài thì sẽ giúp trẻ hình thành giấc ngủ đúng giờ và đủ giấc. Đây cũng là một mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm mà cha mẹ nên áp dụng cho bé.

Dạy trẻ tự ngủ

Một cách chữa trẻ khó ngủ về đêm đó là cha mẹ cần cho trẻ đi vào giấc ngủ khi đang nằm trong nôi hoặc trên giường chứ không phải nhờ sự dỗ dành của mẹ. Bởi khi trẻ được 6 – 8 tuần tuổi thì đã có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, bạn nên đặt bé vào nôi và bắt đầu dỗ con ngủ. Việc này sẽ tạo thành thói quen cho trẻ tự ngủ. Bạn có thể hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu để giúp bé dễ ngủ hơn. Đặc biệt, cha mẹ không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

Cho bé bú đủ trước khi ngủ

Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ tự tỉnh giấc và đòi bú mẹ khi thấy đói. Sau khi đã được bú no nê thì bé sẽ ngủ tiếp. Vì dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên không thể chứa được nhiều lượng sữa. Do đó, cứ khoảng 3 – 4 tiếng, mẹ nên đánh thức bé dậy và cho bú, sau đó mới đặt bé ngủ lại. Lưu ý, các mẹ đừng để bé ngủ lâu hơn 5 tiếng mà không dậy bú.

Tắm nắng là một cách chữa trẻ khó ngủ về đêm hiệu quả

Không gian ngủ phù hợp

Để trẻ có một giấc ngủ ngon, cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ phòng ngủ thoáng khí, rộng rãi và để gió lùa vào nơi bé nằm ngủ. Bên cạnh đó, bạn cần phải đảm bảo phòng không có ánh sáng, không có tiếng ồn, nhiệt độ vừa phải và cho trẻ mặc đồ dễ chịu để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Đây cũng là một cách chữa trẻ hay giật mình khóc đêm hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, bạn có thể bổ sung cho bé một số loại thực phẩm giúp bé ngủ ngon hơn như: cá giàu omega-3, sữa và các chế phẩm từ sữa, hạt sen, chuối, trứng luộc, ngũ cốc…

Bên cạnh đó, khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần phải đảm bảo các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là kẽm. Bởi việc thiếu kẽm sẽ làm cho trẻ dễ bị giật mình, khó ngủ. Ngoài ra, cha mẹ cần cân nhắc khi cho trẻ ăn những thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt. Không cho trẻ dùng bất cứ đồ uống nào có caffeine cách 6 tiếng trước khi ngủ.

Cho bé vận động và hít thở không khí trong lành

Các hoạt động như tắm nắng buổi sáng, tập thể dục hoặc vận động thường xuyên sẽ giúp cho trẻ ngủ ngon hơn do hệ thần kinh được tăng cường các chức năng. Do đó, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con chơi đùa ở nơi thoáng khí. Đây là cách chữa trẻ khó ngủ về đêm mà bạn có thể áp dụng mỗi ngày.

Nếu sau khi áp dụng các phương pháp trên mà vẫn không cải thiện được tình trạng khó ngủ ở trẻ thì cha mẹ cần cho bé đi khám tại cơ sở chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Tổng hợp

Facebook Comments
Rate this post
gioneemobile

Share
Published by
gioneemobile

Recent Posts

Sinh viên học Cao đẳng Điều dưỡng ra làm gì?

Học Cao đẳng Điều dưỡng ra làm gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều…

1 tháng ago

Lộ Bàng Thổ Là Gì? Tìm Hiểu Từ A-Z Về Mệnh Lộ Bàng Thổ

Nếu bạn muốn biết Lộ Bàng Thổ là gì, sinh năm nào thuộc mệnh này,…

9 tháng ago

Các trường đào tạo Ngôn ngữ Anh ở TPHCM. Có nên học Cao đẳng Ngôn ngữ Anh?

Nhiều thí sinh quan tâm đến ngành Ngôn ngữ Anh có băn khoăn tìm các…

1 năm ago

Top các ứng dụng xóa quần áo trên ảnh chân thật nhất

Ứng dụng xóa quần áo trên ảnh là một ứng dụng cho phép người dùng…

1 năm ago

Ứng dụng Url là gì? Cấu trúc của Url như thế nào?

URL là một thuật ngữ không còn xa lạ với người dùng internet. Nhưng chính…

1 năm ago

ứng dụng Ulike là gì? Cách tải Ulike trên điện thoại

Ulike là ứng dụng chụp ảnh phổ biến nhất hiện nay, với nhiều chế độ…

1 năm ago