Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành điện, điện tử

Là ngành nghề quan trọng trong đời sống và sản xuất, nhưng với nhiều phụ huynh và học sinh, ngành Điện – Điện tử vẫn còn là ẩn số. Những mối băn khoăn chủ yếu của người học đó là: học như thế nào, cơ hội nghề nghiệp và thu nhập ra sao? Trong bài viết này, gioneemobile.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về ngành này để có thể ra quyết định cho tương lai nghề nghiệp của mình nhé.

1. Nhu cầu nhân lực ngành điện – Điện tử tăng cao

Dù đã xuất hiện một thời gian, nhưng do xu hướng công nghệ luôn phát triển cộng với đòi hỏi từ thực tế nên hiện nhu cầu nhân lực của ngành Điện – Điện tử vẫn không ngừng tăng cao.

Nhu cầu nhân lực ngành điện – Điện lực ngày càng tăng cao

Tại Mỹ, nghề kỹ sư điện hiện xếp ở vị trí thứ 8 trong danh sách 10 công việc có mức lương khởi điểm cao với mức lương trung bình hàng năm là 54.400 USD (tương đương 1,15 tỷ VND/năm) – theo số liệu của US News năm 2013.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí – kỹ thuật như: Điện tử viễn thông, Cơ Điện tử, Luyện kim, Ôtô, Chế tạo máy… đang rất thiếu nhân lực. Tuy vậy, nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh nhóm ngành này hiện chỉ đạt mức 54,87%. Vì vậy, cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học những nhóm ngành nói trên là rất cao.

Xem thêm: Ngành Điện tử viễn thông là gì, học gì

2. Học điện – Điện tử sau ra trường làm gì?

Phần nội dung này không nói về những công việc sau khi ra trường, mà đề cập đến những việc những sản phẩm mà người học ngành cơ điện tử làm được. Phần mô tả ở đây hơi cụ thể, không bao quát được toàn ngành, nhưng sẽ giúp nhiều bạn cảm nhận và hình dung được sinh viên ngành cơ điện tử làm được gì.

  • Làm được các công việc của thợ điện tử: như làm mạch điện

– Làm Mạch ổn áp để giữ điện áp luôn ổn định, chẳng hạn như luôn ở mức +5V, hoặc +12V
– Làm các mạch điện tự động đóng ngắt theo ánh sáng, theo nhiệt độ,
– Làm được các mạch điện điều khiển động cơ chính xác số vòng quay của động cơ, tốc độ quay…
– Làm cách mạch tự động bật điện khi có người trong vùng xác định, tắt mở vòi nước, tự động mở cửa…
– Với các bạn sinh viên chịu khó tìm hiểu, các bạn sinh viên sẽ biết sử dụng rất nhiều IC phổ biến khác nhau để lắp vào mạch điện tử
– Bạn nào chịu khó có thể thiết kế luôn được mạch điện tử trên máy vi tính, in, rửa mạch, và hàn linh kiện điện tử lên mạch.

Cơ hội việc làm cho ngành điện – Điện tử sau ra trường làm những gì

  • Làm được các công việc của thợ cơ khí

– Hàn: hàn điện, hàn tic, hàn mic… hàn được các loại khung, giá đỡ,
– Tiện: một vài ví dụ sản phẩm như tiện được trục bánh xe để gắn vừa khít vòng bi (lắp bánh xe, bánh răng, vòng dây đai…). Làm được các khớp truyền động động cơ
– Làm nguội: khoan cục sắt làm sản phẩm, gò uốn các loại thép – nhôm, bắn ốc vít, tán đinh…

  • Thiết kế và lắp đặt được các hệ thống điều khiển tự động bằng khí nén.
  • Lập trình điều khiển
  • Lập trình vi điều khiển, vi xử lý (VĐK, VXL)
  • Lập trình gia công tự động CNC
  • Cảm biến
  • Điều khiển tay máy robot

Tới phần chuyên sâu thì sinh viên cơ điện tử có thể tham gia vào triển khai mạng truyền thông công nghiệp, hệ thống sản xuất tự động FMS trong công nghiệp, điều khiển tối ưu, điều khiển thông minh, cơ điện tử y sinh, trí tuệ nhân tạo, và tính toán các thông số chuyên sâu phục vụ mô phỏng tính toán.

Hệ thống thực tập cơ điện tử trong công nghiệp (hệ thống sản xuất linh hoạt), thực ra thì các bạn không phải đụng đậy gì vào hệ thống này cả, tất cả công việc của sinh viên là lập trình trên máy vi tính, khi hoàn thành thì gửi chương trình tới hệ thống để hệ thống tự hoạt động

Sinh viên cơ điện tử thì làm được các công việc phía trên, và sau khi ra trường thì lại tiếp tục lựa chọn các hướng chuyên sâu hơn để đi làm.

Facebook Comments