Sức khỏe - Làm đẹp

Một số mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh

Giật mình khi ngủ là một hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, khiến bé tỉnh giấc hay ngủ không ngon. Vì vậy, cha mẹ hãy áp dụng một số mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh đây để giúp bé có một giấc ngủ sâu hơn.

Tóm tắt nội dung

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Nếu được ngủ ngon, trẻ sẽ lớn nhanh, có sức đề kháng tốt và thông minh hơn. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà trẻ thường khó ngủ, hay giật mình khóc đêm, ngủ không sâu giấc…

Trong giai đoạn sơ sinh, bản chất giấc ngủ của trẻ thường không sâu như khi trẻ lớn hơn hoặc như người lớn. Lúc này, khi ngủ bé rất hay giật mình thức giấc, có thể trẻ đòi ti mẹ hoặc sâu xa hơn là trong cơ thể tiềm ẩn một nguy cơ nào đó như bé bị bệnh, bị đầy hơi,…

Trẻ sơ sinh thường hay giật mình khi ngủ

Trước khi tìm cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh, cha mẹ của các bé cần nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số nguyên nhân có thể là:

  • Phản xạ sinh lý: Khi mới chào đời, bé chưa quen với môi trường bên ngoài nên thường bị giật mình khi ngủ. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi bé lớn hơn.
  • Tâm lý bất an: Khi bé lo lắng hoặc hồi hộp cũng dễ bị giật mình. Đặc biệt vào ban đêm, khi phải ngủ một mình bé có thể sợ hãi và cảm thấy không an toàn.
  • Tiếng ồn: Trẻ sơ sinh dễ bị giật mình trong lúc ngủ bởi những tiếng động lớn từ bên ngoài như tiếng chuông điện thoại, tiếng nhạc, tiếng mở cửa…
  • Bị đặt xuống bất ngờ: Khi đang được bế ẵm và bị đặt xuống một cách bất ngờ, trẻ thường hay bị giật mình vì thay đổi độ cao quá nhanh và tạo cảm giác như đang rơi.
  • Trào ngược dạ dày: Đây là nguyên nhân thường gặp khiến bé bị giật mình khi ngủ.
  • Thiếu canxi: Nếu bị thiếu canxi, trẻ sẽ hay rướn người và giật mình.
  • Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Rối loạn thần kinh bẩm sinh hay dây thần kinh bị tổn thương là nguyên nhân khiến bé hay giật mình khi ngủ. Nếu thấy bé hay bị giật mình cùng các biểu hiện khác thường khác thì cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để khám xét cẩn thận.

2. Các mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh

Đối với những bé thường xuyên bị giật mình khi ngủ, cha mẹ cần theo dõi để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu đó là các nguyên nhân bệnh lý thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được điều trị phù hợp. Trong các trường hợp trẻ bị giật mình do phản xạ tự nhiên hay tác động từ môi trường bên ngoài, các bạn có thể áp dụng các mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh dưới đây.

Không vui đùa với bé trước giờ ngủ

Cha mẹ cần chú ý đến những hoạt động trước giờ đi ngủ của bé như tranh việc nô đùa quá khích, bé cười hoặc khóc quá nhiều. Bởi những điều này sẽ làm bé mệt không muốn ngủ và thậm chí khiến bé hay giật mình. Bên cạnh đó, nếu chuẩn bị cho bé đi ngủ, cha mẹ cũng nên tránh nhìn tập trung vào mắt bé bởi sẽ khiến mắt bé bị căng, tỉnh táo và không muốn đi ngủ.

Cha mẹ cần tạo không gian ngủ thoải mái cho trẻ

➤ Xem thêm: Tìm hiểu những mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Tạo không gian ngủ lý tưởng cho bé

Những tiếng động lớn hay phòng ngủ không thoải mái cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình khi ngủ. Do đó, cha mẹ cần bố trí phòng ngủ của bé yên tĩnh, không có tiếng ồn và điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh. Đồng thời, nên giảm tối đa ánh sáng khi bé ngủ.

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tạo cảm giác an toàn cho bé khi ngủ như dùng gối ôm, gối nhẹ để chặn người hoặc dùng áo sạch của mẹ để gần để trẻ có cảm giác gần mẹ và thấy an tâm hơn.

Đặt bé vào giường ngủ khi bé còn tỉnh

Khi ru bé ngủ, bạn hãy chú ý cho bé trở lại nôi hoặc giường khi thấy bé có dấu hiệu buồn ngủ như mắt lim dim. Mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh này mẹ sẽ giúp bé học cách tự ngủ một mình và tránh giật mình.

Tuân theo đúng giờ sinh học của giấc ngủ 

Trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi thường ngủ 18 – 20 giờ/ngày, chia làm nhiều giấc nhỏ. Do đó, trẻ cứ dậy chơi rồi ngủ, mỗi giấc khoảng 2-3 tiếng một lần, không tính ngày hay đêm. Với những trẻ lớn hơn, thời gian ngủ sẽ giảm xuống và đã phân biệt được ngày đêm cũng rõ ràng, đêm sẽ ngủ nhiều hơn ngày. Theo đó, cha mẹ nên tuân theo nhịp ngủ này mà cho trẻ ngủ theo lịch phù hợp.

Không quấn khăn quá chặt

Việc quấn khăn sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu như trong bụng mẹ. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên quấn quá chặt khiến bé không thoải mái và dễ gây giật mình khi ngủ.

Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng các nhóm chất cần thiết, giúp bé phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, bạn nên cho bé bú đầy đủ sữa mẹ để bé khỏe mạnh, không bị thiếu chất và hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ do thiếu canxi.

Dùng gối ôm đặt cạnh bé khi ngủ để bé không bị giật mình

Cho trẻ ngậm vú giả 

Theo một số nghiên cứu cho thấy, việc cho trẻ ngậm vú giả sẽ giúp bé ngủ ngon hơn và hạn chế tình trạng giật mình\. Khi trẻ ngủ say, mẹ có thể từ từ rút núm vú của mẹ ra rồi cho bé ngậm vú giả. Nếu áp dụng mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh này, cha mẹ cần chọn loại núm vú thật mềm và vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên

Để giúp bé không bị thiếu canxi, cha mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên để tổng hợp vitamin D tự nhiên. Lưu ý, các bạn nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm, khi ánh nắng còn dịu nhẹ, đồng thời tránh những ngày gió to, nắng gắt hay thời tiết thay đổi thất thường.

Trước khi ngủ không nên cho bé ăn 

Có một mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh và ngủ sâu giấc đó là không cho bé ăn quá no trước khi đi ngủ, đặc biệt là những loại thức ăn như trứng, phomai, thực phẩm giàu protein…Bởi những loại thực phẩm này sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé bị ì ạch dẫn đến ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, các bạn cũng không nên cho bé bú quá no hoặc những thứ nước lợi tiểu sẽ khiến trẻ tiểu đêm nhiều.

Chuẩn bị đi ngủ thì tắt đèn

Bóng tối là một yếu tố giúp con người ngủ ngon hơn, kể cả với người lớn hay trẻ nhỏ.  Nếu để đèn quá sáng sẽ ức chế sự sản sinh hormone melatonin (một loại hormone giúp con người ngủ sâu hơn) khiến bé bị rối loạn sinh học, gây khó ngủ hay khóc giật mình. Chính vì vậy, nếu muốn bé không giật mình khi ngủ, các bạn hãy tắt hết các thiết bị điện trước khi ngủ, chỉ để ánh sáng mờ của đèn ngủ.

Tổng hợp

Facebook Comments
Rate this post
gioneemobile

Share
Published by
gioneemobile

Recent Posts

Sinh viên học Cao đẳng Điều dưỡng ra làm gì?

Học Cao đẳng Điều dưỡng ra làm gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều…

6 tháng ago

Lộ Bàng Thổ Là Gì? Tìm Hiểu Từ A-Z Về Mệnh Lộ Bàng Thổ

Nếu bạn muốn biết Lộ Bàng Thổ là gì, sinh năm nào thuộc mệnh này,…

1 năm ago

Các trường đào tạo Ngôn ngữ Anh ở TPHCM. Có nên học Cao đẳng Ngôn ngữ Anh?

Nhiều thí sinh quan tâm đến ngành Ngôn ngữ Anh có băn khoăn tìm các…

2 năm ago

Top các ứng dụng xóa quần áo trên ảnh chân thật nhất

Ứng dụng xóa quần áo trên ảnh là một ứng dụng cho phép người dùng…

2 năm ago

Ứng dụng Url là gì? Cấu trúc của Url như thế nào?

URL là một thuật ngữ không còn xa lạ với người dùng internet. Nhưng chính…

2 năm ago

ứng dụng Ulike là gì? Cách tải Ulike trên điện thoại

Ulike là ứng dụng chụp ảnh phổ biến nhất hiện nay, với nhiều chế độ…

2 năm ago