Bấm huyệt là gì? Tác dụng của việc bấm huyết đối với sức khỏe

Bấm huyệt là gì? Bấm huyệt hay còn gọi là ấn huyệt, nó có tác dụng đối với sức khỏe. Bởi huyệt là nơi khí của tạng phủ cũng như kinh lạc. Huyệt đạo cũng là nơi thần khí hoạt động ra vào để tập trung cơ năng hoạt động của mỗi một tạng phủ được phân bố khắp cơ thể của con người.

1. Tác dụng của bấm huyệt là gì?

Bấm huyệt là gì? Bấm huyệt là hành động xoa bóp chính là một loại kích thích vật lý và trực tiếp sẽ tác động vào da thịt của cơ thể và các cơ quan gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch cũng như nội tiết. Từ đó sẽ có ảnh hưởng đến toàn thân của cơ thể người đang bị đau, nhức …

Tác dụng đối với hệ thần kinh: Khi cơ thể thông qua hệ thần kinh có những phản ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp. Chính vì thế rất nhiều giảng viên chuyên ngành Kỹ thuật vật lý trị liệu – Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chứng minh xoa bóp có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ thần kinh thực vật.

Tác dụng của bấm huyệt trong điều trị bệnhBấm huyệt là gì? Tác dụng của bấm huyệt trong điều trị bệnh

Nhất là đối với hệ thần kinh giao cảm, bởi qua đó gây nên những thay đổi trong những hoạt động của nội tạng và mạch máu. Người bị đau xương, khớp khi xoa bóp tại gáy, lưng, vai … có thể gây nên thay đổi ở cơ quan do thần kinh thực vật ở cổ chi phối. Do đó nó còn có tác dụng chữa bệnh ở mũi họng. Khi xoa bóp lưng dưới, thắt lưng, xương cùng để diều tiết dinh dưỡng và tuần hoàn các cơ quan trong hố chậu lớn, nhỏ và chi dưới.

Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh mạch cũng như tạng phủ mà nó phụ thuộc bởi huyệt đạo có thể nằm trên kinh mạch hoặc cũng có thể không. Một số huyệt lại chỉ xuất hiện khi cơ thể gặp những biến cố đặc biệt như người bệnh đang mắc phải các bệnh hoặc đau ốm … Huyệt còn là nơi tiếp nhận và kích thích khác nhau, khi bấm huyệt sẽ tác động lên huyệt với một lượng kích thích phù hợp có thể làm điều hòa được những rối loạn bệnh lý. Đồng thời tái lập lại các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể .

Khi kích thích tại những huyệt đạo có thể làm những vị trí khác hoặc bộ phận của một nội tạng nào đó trong cơ thể có sự phản ứng. Để đạt được kết quả như mong muốn, tác dụng của bấm huyệt lên da : Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da và thông qua da để có ảnh hưởng đến toàn thân. Khi đó các chất nội tiết được bài tiết ra khi xoa bóp và bấm huyệt thấm vào máu và có thể tăng cường hoạt động của mạch máu cũng như hệ thần kinh ở da.

Vì thế, bấm huyệt đã có tác dụng đối với toàn thân và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh sẽ nâng cao được quá trình dinh dưỡng và năng lực hoạt động của cơ thể. Bấm huyệt còn có tác dụng làm cho hô hấp của da được tốt hơn đồng thời các mạch máu dãn sẽ có lợi cho việc tăng dinh dưỡng ở da. Làm cho da co dãn tốt hơn mặt khác xoa bóp có thể làm nhiệt độ của da tăng lên do mạch tại chỗ và toàn thân dãn.

Bài viết liên quan: Châm cứu là gì? Những điều cần biết về phương pháp châm cứu

2. Cách bấm huyệt đúng cách để trị bệnh

Trong Y học cổ truyền, bàn chân sẽ có mối liên hệ vô cùng mật thiết đối với lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Ví dụ như các mu ngon chân út sẽ có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ 2 liên quan đến dạ dày … Đặc biệt lòng bàn chân sẽ có mối liên hệ với sức khỏe của thận. Bấm huyệt đúng cách sẽ chữa được một số bệnh như:

2.1. Buồn nôn

Bạn sử dụng ngón tay cái nhấn thẳng vào huyệt này như hình dưới đây thật sâu sẽ tác động đến hệ thống gây nôn. Ấn khoảng 1-2 phút bạn sẽ giảm được cảm giác buồn nôn.

Ấn vị trí này để giảm buồn nônBấm huyệt là gì? Ấn vị trí này để giảm buồn nôn

2.2. Đau xoang

Dùng tay bóp và giữ đầu mỗi ngón chân khoảng 1 – 3 phút với lực vừa phải sau đó xoa nhẹ khu vực này khi thực hiện xong, đồng thời lặp lại trên tất cả các ngón chân.

2.3. Tăng huyết áp

Bạn dùng ngón tay cái nhấn vào vùng phía dưới các ngón chân. Sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu một cách tốt nhất để huyết áp trở về trạng thái bình thường.

2.4. Chuột rút trong kỳ kinh nguyệt

Xoa nhẹ toàn bộ bàn tay sau đó tác động một lực lên điểm dưới trên ngón chân trỏ và vị trí ngoài cùng của ngón út như hình sẽ giúp thư giãn tử cung đồng thời làm giảm đau trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.

Mặc dù bấm huyệt có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng trong nhiều trường hợp bấm huyệt không đúng cách dẫn đến những biến chứng nặng nề. Thay vì khỏe ra nhiều người sẽ có cảm giác ê ẩm cũng như đau mỏi toàn thân sau khi bấm huyệt vì do người thực hiện day và ấn không đúng cách cũng như không phù hợp với thể trạng của bệnh nhân.

Với những vị trí như đốt sổng cổ, cột sống chính là những nơi tập trung tủy sống nếu làm không đúng cách có thể gây nên chứng co rút cổ nặng hơn có thể dẫn đến bong gân cột sống, dập tủy và yếu liệt tứ chi …. Ngoài ra nếu bạn xoa bóp không đúng phương pháp bẻ mạnh các khớp sẽ xảy ra tình trạng gây đứt dây chằng, bong gân …. Đặc biệt đối với các bệnh nhân ung thư xương, mắc các bệnh xương khớp có thể bị ngất.

Những trường hợp không được bấm huyệtBấm huyệt là gì? Những trường hợp không được bấm huyệt

Với số người không nên bấm huyệt như: Những người có chấn thương ở xương khớp, cơ … kể cả vết thương kín và hở đều không được bấm huyệt vì những vận động khi bấm huyệt sẽ gây ra những chấn thương ở các vùng xương đó. Ngoài ra đối với các vết thương tấy đỏ hoặc lở loét cũng không nên bấm huyệt vì có thể gây ra nhiễm khuẩn và nhiễm trùng. Đặc biệt những bệnh nội khoa cũng không được sử dụng phương pháp bấm huyệt như đau vòi trứng, đau hoặc viêm ruột thừa.

Những trường hợp bị căng thẳng, mệt mỏi sau thời gian lao động vất vả bị suy nhược cơ thể bấm huyệt được coi là phương phương hữu hiệu nhất để lấy lại sự cân bằng cho sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt nếu phụ nữ thường xuyên bấm huyệt đúng cách còn mang lại sự tươi trẻ đồng thời giữ gìn được tuổi thanh xuân không bị lão hóa nhanh.

Những người ở tuổi trung niên nếu thường xuyên bấm huyệt sẽ giúp lưu thông khí huyết tạo cho cơ thể có sinh lực dồi dào. Đồng thời giúp cho hệ thống xương khớp và lưu thông máu, đặc biệt còn thải được các độc tố làm giảm quá trình lão hóa và ngăn ngừa được một số bệnh.

Qua những thông tin phía trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về phương pháp bấm huyệt là gì rồi chứ! Hãy thực hiện thường xuyên để có một sức khỏe tốt nhất nhé!

Facebook Comments