Châm cứu là gì? Những điều cần biết về phương pháp châm cứu

Bạn đã biết châm cứu là gì chưa? Phương pháp châm cứu như thế nào? Những tác dụng của châm cứu mang lại ra sao?…Sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy đọc và theo dõi bài viết để hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé.

Trong y học cổ truyền, vật lý trị liệu, châm cứu là phương pháp được sử dụng để điều trị một số bệnh rất hiệu quả. Vậy châm cứu là gì? Phương pháp châm cứu ra sao, tác dụng châm cứu như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Châm cứu là gì?

Châm cứu là gì? châm cứu có tác dụng gì?Châm cứu là gì? châm cứu có tác dụng gì?

“Châm cứu là thủ thuật chèn và thao tác kim hình chỉ vào một điểm cụ thể trên cơ thể để giảm đau hoặc cho các mục đích điều trị” – Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Châm là dùng kim xuyên qua lớp da tại một điểm, một vùng nào đó trên cơ thể. Người ta thường gọi những điểm đó là huyệt. Còn cứu là sử dụng kim châm hơ lên lửa để có hơi nóng để tác động lên huyệt.

Chính vì châm cứu có tác dụng lớn trong việc điều trị, giảm đau nên phương pháp châm cứu được sử dụng rất nhiều y học, nhất là ở phương Đông. Châm cứu đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến nay.  Có rất nhiều loại châm cứu khác nhau như:

  • Nhĩ châm
  • Thể châm
  • Châm tê
  • Túc châm
  • Thủ châm
  • Tỵ châm
  • Diện châm
  • Trường châm
  • Mãng châm,…

2. Tác dụng của châm cứu

Theo giảng viên đang giảng dạy tại ngành vật lý trị liệu – Cao đẳng dược Sài Gòn cho biết: Mỗi một loại phương pháp châm cứu sẽ mang lại tác dụng khác nhau. Châm cứu giúp an thần, tăng ngưỡng đau, giãn cơ, điều trị các bệnh, tăng cường dinh dưỡng cho mô, da, cơ, tăng sức đề kháng ..Việc sử dụng phương pháp châm cứu chữa bệnh rất tốt. Phương pháp này được áp dụng rất sớm ở Phương Đông.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực Y học cổ truyền cho biết, bệnh tật phát sinh trong cơ thể là do sự mất cân bằng giữa 2 yếu tố âm ( thụ động, mang tính mát – lạnh)  và dương ( chủ động, mang tính chủ động). Khi 2 yếu tố này mất đi sự cân bằng dễ phát sinh bệnh tật, các hệ thống kinh- mạch, đường dẫn năng lượng, dinh dưỡng,..không được lưu thông, bị nghẽn lại gây nên nhiều bệnh tật.

Chính vì vậy, từ xưa người ta đã sử dụng phương pháp châm cứu để đa thông kinh – mạch, giúp đường dẫn năng lượng, dinh dưỡng lưu thông dễ dàng hơn. Tăng khả năng sức đề kháng cho người bệnh, chính vị vậy châm cứu sẽ giúp chúng ta phòng ngừa bệnh, trị bệnh rất tốt. Vậy tác dụng của châm cứu lớn như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Cho đến nay, phương pháp châm cứu vẫn được áp dụng ở hầu tất cả các cơ sở y tế, bệnh viện để phục vụ cho việc chữa trị, điều trị bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại ghi lại: Châm cứu có thể làm thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền dây thần kinh  trong cơ thể như: Morphine nội sinh, nội tiết tố nữ ( Testosterone, Estrogen,…), tăng tế bào Lympho, tế bào bạch cầu đa nhân. Ngoài ra, châm cứu còn rất nhiều rất nhiều tác dụng khác trong điều trị, chữa bệnh như:

tác dụng của châm cứuTác dụng của châm cứu và châm cứu có đau không?

  • Châm cứu được sử dụng trong việc điều trị phục hồi như bị liệt thần kinh số 7 ngoại biên hay. Bị liệt sau biến chứng tai biến mạch máu não, sau chấn thường,..Đây là một trong những phương pháp chữa trị rất tốt được nhiều bệnh viện sử dụng.
  • Châm cứu giúp người bệnh có thể giãn cơ, an thần,…
  • Nếu bạn đang bị bệnh thắt vị đĩa đệm hãy đĩa đệm cột sống đang ở mức độ nhẹ, thái hóa khớp, đau đầu, đau sau chấn thương,…có thể sử dùng phương pháp châm cứu để chữa trị. Bởi nó các dụng giảm đau rất hiệu quả.
  • Châm cứu giúp giảm mệt mỏi, stress, mất ngủ, rối laonj giấc ngủ, tăng cường chất dinh dưỡng cho da, cơ, mô. Hiện nay, ở nhiều viện thẩm mỹ làm đẹp, phương pháp châm cứu được áp dụng rất nhiều.
  • Ngoài ra, châm cứu còn giúp bạn bỏ thuốc lá, cai nghiện và còn giúp bạn tăng sức đề kháng rất tốt đấy.

Trên đây là một số tác dụng mà châm cứu mang lại, bạn có thể tham khảo và xem xét. Mình hay người thân của bạn có mắc một số bệnh có thể sử dụng phương pháp châm cứu để  chữa trị hay không nhé.

3. Một số lưu ý nhỏ khi sử dụng phương pháp châm cứu

Trước khi sử dụng phương pháp châm cứu bạn cần phải lưu ý một số điều sau:

  • Người sử dụng phương pháp châm cứu phải có một tâm thế thoải mái, không ăn quá nhiều, cũng không để bụng đói. Hãy thư giãn và tin tưởng vào bác sĩ của mình, hợp tác để mang lại kết quả tốt nhất. Còn đối với người châm cứu, cần phải có trình độ, chuyên môn, kiến thức về châm cứu. Biết cách châm cứu, tập trung cao độ khi thực hiện châm cứu.
  • Với những ai sợ kim châm hay căng thẳng khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp châm cứu
  • Với phụ nữ đang mang thai cần hết sức lưu ý khi sử dụng phương pháp này, nếu chỉ một sơ suất nhỏ có thể châm cứu phải những điểm huyết nhạy cảm.
  • Không được châm cứu khi trên cơ thể có những vết thương viêm nhiễm, vết da bị chai, sẹo.
  • Đối với những ai mắc bệnh rối loạn đông máu ( bệnh máu không đông), đang dùng thuốc kháng đông máu không được sử dụng phương pháp này.

4. Châm cứu có đau không?

Bạn đang mang bệnh và muốn thực hiện phương pháp châm cứu để chữa trị, nhưng bạn đang còn lo lắng không biết châm cứu có đau không? chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này nhé.

Thực tế châm cứu không đau như bạn nghĩ, trong châm cứu người người ta sẽ sử dụng những chiếc châm rất nhỏ và mỏng. Chính vì nhỏ và mỏng nên khi kim châm vào huyệt cùng với thao tác nhanh, chắc tay của bác sĩ, thầy thuốc sẽ làm cho bạn không cảm thấy đau, chỉ có cảm giác đau nhẹ khi kim châm vào da.

Hơn nữa, khi thực hiện châm cứu bạn cần bình tĩnh, tin tưởng vào bác sĩ, thầy thuốc của mình. Nếu có lo lắng gì có thể hỏi với người châm cứu để bạn có thể yên tâm hơn. Nếu bạn căng thẳng sẽ làm tăng cơn đau do các cơ co thắt. Khi cơ co thắt sẽ làm tăng cảm giác đau tăng lên nhiều. Hơn nữa căng thẳng sẽ dễ dẫn đến tình trạng tai biến.

Trên đây là tất cả những thông tin về châm cứu, phương pháp châm cứu, tác dụng của châm cứu. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã đọc và quan tâm đến bài viết.

Facebook Comments