Học Dược ra làm gì? Cơ hội việc làm có rộng mở không?

Ngành Y, Dược hiện nay đang là ngành có nhu cầu nhân lực cao vì vậy những năm gần đây số lượng hồ sơ đăng ký học Dược tăng đột biến. Tuy vậy nhiều sinh viên chưa rõ học dược ra làm gì sau khi ra trường và cơ hội xin được việc có nhiều không?

1. Sức nóng từ chỉ tiêu đăng ký ngành Dược

Ngành Dược trước đây chưa nổi lên như hiện tại vì chưa có nhiều trung tâm y tế hay bệnh viện. Hơn nữa điều kiện để mở hiệu thuốc cũng dễ dàng hơn, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Dược có rất nhiều cơ hội để xin được việc mong muốn với mức lương ổn định.

Học Dược ra làm gì? Có dễ xin việc không?Học Dược ra làm gì? Có dễ xin việc không?

Dược không chỉ là ngành học được nhiều thí sinh đăng ký nộp hồ sơ, đây còn là công việc “hái ra tiền” với thu nhập luôn ở mức cao so với các ngành trong lĩnh vực y tế. Ngành Y Dược có thu nhập cao cũng đồng nghĩa rằng quá trình học và đào tạo cũng sẽ có những tiêu chuẩn gắt gao hơn.

Người làm Dược sĩ cần có kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm để bảo vệ và kê đơn đúng bệnh cho bệnh nhân. Dù quá trình theo đuổi ngành học này có nhiều vất vả nhưng sau quãng thời gian rèn luyện bổ sung kiến thức và kỹ năng tại trường thì tương lai sau khi tốt nghiệp sẽ có chuyên môn và kinh nghiệm để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

2. Học Dược ra làm gì?

Học dược ra làm gì là thắc mắc của cả học sinh lẫn các bậc phụ huynh. Học dược sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn của sinh viên với nhiều cơ hội việc làm. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, ngành chăm sóc sức khỏe, trong đó có Dược học, sẽ ngày càng được đầu tư và cần lượng lớn nguồn nhân lực chất lượng cao.

Dưới đây là những con số thống kê chỉ ra sức nóng tăng lên theo từng năm trong tương lai của ngành Dược tại Việt Nam:

  • Tỉ lệ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được dự báo tăng tới 24 tỷ USD vào năm 2020, tức là tăng vào khoảng 13.4%.
  • Tỉ lệ doanh thu của thị trường Dược trong nước được dự báo sẽ tăng 14.1%, lên 7.3 tỷ USD vào năm 2019.
  • Tỉ lệ nhập khẩu thiết bị y tế trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 sẽ có thể sẽ tăng cao đến 90%.
  • Số lượng bệnh viện tại Việt Nam được dự báo tới năm 2020 sẽ tăng thêm hơn 200 bệnh viên công và tư nhân.
  • Tỉ lệ tăng trưởng dân số cho đến năm 2020 ước tính lên 97 triệu dân (tăng 1.05%), Việt Nam đứng top 15 các nước có dân số đông nhất thế giới.

Tốt nghiệp ngành Dược sẽ cho bạn nhiều cơ hội việc làm tốt trong tương laiHọc dược ra làm gì? Có nhiều cơ hội xin việc không?

Học Dược ra làm gì, hay học sau khi tốt nghiệp ngành Dược xong có dễ xin việc không? Đây cũng là những mối quan tâm hàng đầu của nhiều thí sinh học Cao đẳng Dược Sài Gòn nhất là các bạn sinh viên sắp ra trường.

Hiện tại số lượng cán bộ y tế của nước ta còn thiếu khá nhiều vì vậy chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực cho bệnh viện, phòng khám, dịch vụ y tế… chính bởi vậy học ngành Y Dược sẽ mang lại nhiều cơ hội việc làm cho bạn.

Tùy vào năng lực, trình độ chuyên môn mà sinh viên ngành Dược sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí công việc sau:

  • Quản lý về dược: Chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành dây chuyền sản xuất vật tư, thiết bị, dược phẩm tại các phòng nghiệp vụ dược, trung tâm y tế hay cục quản lý dược…
  • Nghiên cứu và kiểm nghiệm thuốc: Tham gia nghiên cứu về thuốc tại các viện dược liệu, trường đại học hay các công ty về dược. Phát triển một số sản phẩm thuốc tân dược có ích cho con người, tham gia nghiên cứu các phản ứng có hại của thuốc hoặc tham gia đánh giá xem thuốc đó có đủ tiêu chuẩn không, giấy phép lưu hành ra thị trường…
  • Sản xuất thuốc: Tham gia bào chế thuốc, vận hành dây chuyền sản xuất thuốc tại các công ty, xí nghiệp tư nhân hay nước ngoài được cấp phép hoạt động.
  • Phân phối, lưu thông thuốc: Hay còn gọi cách khác là trình dược viên, đảm bảo khâu giới thiệu thuốc đến người dùng như bác sĩ, nhà thuốc, bệnh nhân, Tham gia vào quá trình phân phối thuốc từ cấp trung ương đến địa phương và đến tận tay người bệnh. Dược sĩ có thể làm tại các quầy thuốc tại bệnh viện hoặc tự làm chủ quầy bán thuốc.
  • Kiểm nghiệm chất lượng thuốc: Khi nghiên cứu xong công thức thuốc có khả năng điều trị, việc tiếp theo là thử nghiệm lâm sàng trên động vật và trên con người. Đây là một trong những lĩnh vực khá hấp dẫn đối với sinh viên ngành Dược. Khi đạt được trình độ nhất định, bạn có thể làm việc tại các viện, trung tâm kiểm nghiệm thuốc hay các phòng kiểm nghiệm của các công ty dược phẩm.
  • Sản xuất thuốc, đào tạo nhân lực: Với trình độ chuyên môn cao cùng kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm tốt, sinh viên Dược sau khi tốt nghiệp cũng có thể tham gia công tác, giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng hay đại học dược trên địa bàn cả nước.

Bên cạnh những công việc nêu trên, xét theo trình độ đào tạo, có thể phân ra các định hướng nghề nghiệp ngành Dược như sau:

  • Công nhân Dược: Lao động chân tay, không có nhiều chuyên môn về dược học, tham gia vào dây chuyền sản xuất các vật tư, thiết bị y tế.
  • Dược tá (trình độ sơ cấp): Có hiểu biết căn bản về dược. Có thể làm việc giống công nhân Dược hoặc hỗ trợ Dược sĩ bán, cấp phát thuốc.
  • Dược sĩ trung học (tốt nghiệp ngành Dược hệ trung cấp): Trợ lý của Dược sĩ đại học, làm việc dưới sự ủy nhiệm của Dược sĩ Đại học. Tuy nhiên, theo lộ trình đổi mới, trình độ Dược sĩ trung học sẽ không còn được công nhận. Thay vào đó, Dược sĩ phải có trình độ từ cao đẳng trở lên thì mới được hành nghề.
  • Dược sĩ Đại học: Từ bậc Đại học trở lên, Dược sĩ có thể tham gia vào mọi công việc của ngành dược như bào chế thuốc, kiểm định thuốc, mở quầy thuốc…

Như vậy, có thể thấy ngành Dược luôn là một ngành top đầu và cơ hội nghề nghiệp ngành Dược rất rộng mở. Sinh viên ngành này sau khi ra trường sẽ không cần quá lo lắng về việc làm cũng như sẽ có được mức thu nhập ổn định.

Nghề Y Dược gắn liền với công tác chăm sóc, điều trị và nâng cao sức khỏe của mọi người. Đây là ngành học được nhiều người tin tưởng, yêu quý với cái tên ” Lương y như từ mẫu”.

Facebook Comments